Thép nội vững đà tăng trưởng

Thép nội vững đà tăng trưởng
Ngày đăng: 12/10/2020 08:44 AM

    Thép nội vững đà tăng trưởng

    (Xây dựng) - Theo dự báo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), 6 tháng cuối năm 2014 tăng trưởng của ngành thép sẽ không cao, chỉ tương đương 6 tháng đầu năm, do 6 tháng còn lại có 3 tháng rơi vào mùa mưa. Dự kiến, tăng trưởng cả ngành thép trong năm 2014 khoảng 10-12%.

    Tiêu thụ nội địa tăng nhẹ

    Tiêu thụ thép của Việt Nam cho thấy có sự gia tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm. Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, tiêu thụ thép cán đạt 1,72 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó 1,74 triệu tấn thép tấm và thanh thép đã được bán tăng 7,4%.

    Tiêu thụ thép thô giảm 2,9% lên gần 1,4 triệu tấn. Nhập khẩu thép hợp kim của Việt Nam trong tháng 5 cho thấy tăng vọt 110% so với tháng 4.


    Dự kiến, tăng trưởng cả ngành thép trong năm 2014 khoảng 10-12%.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 1,74 triệu tấn thép hợp kim từ tháng 1 đến tháng 5, tăng 76,7% so với cùng kỳ năm ngoái và xuất khẩu 4,32 triệu tấn thép thành phẩm tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoài.

    Theo dự báo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), 6 tháng cuối năm 2014 tăng trưởng của ngành thép sẽ không cao, chỉ tương đương 6 tháng đầu năm, do 6 tháng còn lại có 3 tháng rơi vào mùa mưa. Dự kiến, tăng trưởng cả ngành thép trong năm 2014 khoảng 10-12%.

    Trong bản báo cáo Triển vọng 6 tháng cuối năm 2014 của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) quý II/2014, sản lượng thép xây dựng sản xuất tăng so với quý I, đạt 1,36 triệu tấn (tăng 12,7%), theo đó tổng sản lượng trong 6 tháng đầu năm tăng nhẹ, đạt 2,4 triệu tấn (tăng 5,6%).


    Hầu hết các sản phẩm thép đều phải tăng giá từ 5-10% từ sau 1/4/2014

    Quý II là cao điểm trong việc triển khai các dự án xây dựng, công trình nên sản lượng thép sản xuất đạt mức tăng khá ấn tượng. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ có sức tăng yếu hơn do ảnh hưởng của chính sách siết chặt tải trọng xe từ 1/4/2014 đẩy chi phí vận tải tăng 1,5 – 1,7 lần so với trước đây.

    Hầu hết các sản phẩm thép đều phải tăng giá từ 5-10%. Mặt khác, Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN đưa ra các quy định về thép sản xuất trong nước và thép xuất khẩu, nhằm siết chặt quản lý chất lượng thép, cũng khiến đầu ra khó khăn hơn.

    Theo đó, sản lượng tiêu thụ trong quý II đạt khoảng 1,31 triệu tấn (tăng 12,9%), 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 2,48%.

    Xuất - nhập khẩu thép chuyển biến tích cực

    Xuất khẩu thép trong 5 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 1,544 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,26 tỷ USD (trên 50% kế hoạch của năm 2014), cho thấy thị trường xuất khẩu thép có những chuyển biến tích cực.

    Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là thép thành phẩm, phôi thép, thép tấm lá đen. Theo VSA, số liệu cập nhật đến 30/4/2014 thì sản lượng xuất khẩu đối với thép thành phẩm đạt 958 nghìn tấn (tăng 14,5%); phôi thép (206 nghìn tấn, tăng 96,55%), thép tấm lá đen (212 nghìn tấn, tăng 12,3%).

    Đối với nhập khẩu, tính đến hết tháng 5/2014, lượng sắt thép nhập về đạt hơn 5,6 triệu tấn (tăng 5,38%), kim ngạch đạt 2,986 tỷ USD (giảm 15,2%). Đặc biệt sản lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 2,18 triệu tấn (tăng 51,7%).

    Nguyên nhân chính là do lượng cung thép từ nước này dư thừa lớn nên thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ sang các nước lân cận. Ngược lại sản lượng nhập khẩu giảm từ các thị trường Nhật Bản (989 nghìn tấn, giảm 16,9%) và Hàn Quốc (539 nghìn tấn, giảm 8,9%).

    Theo chu kỳ ngành thép thì quý III là khoảng thời gian đi xuống của ngành khi cầu tiêu thụ thép giảm do thời tiết không thuận lợi cho việc thi công xây dựng. Do đó, vào khoảng thời gian này, nhiều doanh nghiệp tranh thủ lượng tiêu thụ yếu để thực hiện bảo trì máy móc.

    Với những lý do trên lượng thép xuất và nhập khẩu sẽ còn nhiều chuyển biến trong thời gian tới. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tăng trưởng trong ngành thép Việt Nam từ 10 đến 12% năm 2014 hoàn toàn có thể đạt được.

    Theo báo xây dựng 

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Zalo
    Hotline